Bí quyết lái xe an toàn khi đưa trẻ nhỏ đi chơi xa

Hàng ghế phía sau thường không có túi khí trước mặt nên trẻ sẽ ít gặp chấn thương cổ và cột sống hơn. Nếu trên xe chỉ có bạn và con,

Việc liên tục chăm sóc con nhỏ ở hàng ghế sau trong những chuyến du lịch không chỉ khiến người lớn mệt mỏi, căng thẳng mà nó còn là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các vụ tai nạn giao thông.
Dưới đây là một số giải pháp để lũ nhóc nhà bạn ngoan ngoãn, thoải mái cùng bố mẹ tận hưởng những giây phút tuyệt vời khi đi du lịch bằng xe hơi:

1. Bạn hãy là một tấm gương tốt
Trẻ nhỏ luôn có xu hướng bắt chước người lớn, nhất là bố mẹ của chúng. Do đó, bạn nên chú ý từng lời ăn, tiếng nói, từng hành động diễn ra thường ngày để con cái tiếp nhận những thói quen tốt.

Nhắc nhở con trẻ thắt dây an toàn là một việc rất quan trọng khi ngồi trên ô tô
Đơn giản trong những chuyến đi chơi như thế này, bạn hãy chủ động cài dây an toàn khi lên xe, ngay cả khi chỉ lái xe một đoạn đường ngắn. Ngoài ra, bạn cần chú ý quan sát trước/sau mỗi khi lên/xuống xe và không quên nhắc nhở để con mình ý thức được tầm quan trọng của hành động nhỏ này.

2. Thiết lập các quy tắc riêng
Bố mẹ nên xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên đường hoặc trên xe cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi ở bên ngoài, bố mẹ cần đảm bảo rằng trẻ nhỏ luôn nằm trong tầm quan sát của mình. Bố mẹ phải chỉ cho trẻ nhỏ thấy được tầm quan trọng của những quy tắc bất di bất dịch như: không tự ý sang đường khi không có người lớn đi kèm, không nô đùa trên vỉa hè khi chưa được bố mẹ cho phép v.v.

Việc đưa ra các quy tắc và hướng dẫn trẻ tuân theo là điều cần thiết để có một hành trình an toàn với trẻ em trên xe.

Tuyệt đối không nên để trẻ em ngồi trên ô tô với những tư thế không an toàn
Vỉa hè và lòng đường luôn có những mối nguy hiểm tiềm ẩn khó lường mà trẻ em chưa có khả năng tự đề phòng. Một hành động nhỏ như nắm tay con đứng đợi xe trên vỉa hè cũng có hiệu quả lớn đến sự an toàn của con bạn.

Ngoài ra, không nên để chúng chạy lung tung trên đường phố, nơi các phương tiện giao thông qua lại.

Khi lên xe, bố mẹ cần nhắc nhở trẻ nhỏ thực hiện theo đúng quy tắc đã đề ra như: không đùa nghịch thái quá; tự cài dây an toàn đúng cách trước khi xe nổ máy; phải hỏi trước khi làm gì đó, dù là mở cửa sổ trời, cửa sổ hay thay đổi nhạc v.v.

3. Hãy tạo sự thoải mái và “bận rộn” trên xe
Nên khuyến khích trẻ mang theo những món đồ chơi ưa thích hoặc sách vở, truyện tranh nhằm “giữ” chúng ngồi ngoan trong lúc xe lăn bánh. Bên cạnh đó, đồ ăn vặt, nước uống cùng rất hữu ích khi cần dỗ dành trẻ, cũng đừng quên dành chút thời gian để dừng xe ở những điểm vệ sinh công cộng.

Khi những đứa trẻ “bận rộn” trên xe, người lớn đỡ căng thẳng đầu óc và tập trung lái xe tốt hơn.

4. Sử dụng ghế ngồi trẻ em đúng cách
Ở Việt Nam, nhiều bố mẹ chưa có thói quen cho con trẻ ngồi ghế dành riêng cho trẻ em. Họ thường ngại lắp đặt, cảm thấy cồng kềnh khi mang theo ghế trẻ em hoặc đơn giản chỉ nghĩ có dây an toàn là đủ. Tuy nhiên, dây đai an toàn cũng như túi khí trên hầu hết xe hơi đều thiết kế cho hành khách cao trên 1m45 và cân nặng hơn 36kg. Do đó, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cần có phương pháp bảo vệ riêng, đó là sử dụng những chiếc ghế thiết kế riêng cho trẻ em, phù hợp với độ tuổi và cân nặng của từng lứa tuổi. Tuy ghế trẻ em chưa phải là trang bị bắt buộc ở thị trường Việt Nam nhưng các bạn nên lưu tâm đến chúng để bảo vệ con một cách khoa học nhất.

Đối với những trẻ lớn hơn, nên lắp ghế đúng chiều để trẻ nhìn về phía trước để trẻ đỡ say xe và thoải mái hơn
Tự trang bị trên xe một chiếc ghế trẻ em đạt chuẩn chỉ là một nửa câu chuyện, việc lắp đặt nó chính xác là một việc quan trọng hơn. Theo thống kê của Cục quản lý đường cao tốc và an toàn giao thông quốc gia Mỹ, có đến 95% bậc cha mẹ tại thị trường Mỹ lắp đặt ghế trẻ em chưa đúng cách. Một số nghiên cứu cho thấy, hàng ghế sau chính là vị trí tối ưu nhất để láp đặt ghế trẻ em. Đối với những trẻ dưới 2 tuổi và trẻ sơ sinh, bạn nên lắp ghế ngồi ngược lại để trẻ trong tư thế ngồi nhìn về phía sau. Đối với những trẻ lớn hơn, nên lắp ghế đúng chiều để trẻ nhìn về phía trước để trẻ đỡ say xe và thoải mái hơn.

Hàng ghế phía sau thường không có túi khí trước mặt nên trẻ sẽ ít gặp chấn thương cổ và cột sống hơn. Nếu trên xe chỉ có bạn và con, bạn nên lắp ghế ở vị trí sau bên phải để tiện quan sát. Nếu trên xe có cả bố mẹ và con nhỏ thì bạn nên lắp ghế trẻ em ở phía sau tay lái để mẹ tiện chăm con, trong khi bố tập trung lái xe.

Có thể ngay cả khi vận dụng hết các bí quyết trên nhưng con bạn vẫn quấy khóc, càu nhàu ở hàng ghế sau. Điều cốt lõi là bố mẹ cần có sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng và thấu hiểu mong muốn của con để có những hành trình thoải mái, an toàn cho cả nhà.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *